Trầm cảm sau sinh và những sự thật các mẹ cần biết
Như chúng ta đã biết có tới 8% phụ nữ Việt Nam có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng nhận thức được mình đang bị bệnh hoặc đang nhầm lẫn giữa tình trạng trầm cảm với mệt mỏi tâm trạng thông thường và những căng thẳng do cuộc sống khi có con gây ra. Chính vì vậy các mẹ nên tránh kéo dài tình trạng nhầm lẫn trên vì khi càng nặng thì hậu quả gây ra là điều không ai mong muốn
Vậy Nguyên Nhân của trầm cảm sau sinh là gì?
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Như chúng ta đã biết thì có rất nhiều thông tin đưa ra để lý giải và giải thích được nguyên nhân gây ra bệnh như sau:
- Thay đổi về nội tiết tố của người mẹ sau sinh, hay sự thay đổi về Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra những cảm giác mệt mỏi và trầm cảm
- Do thiếu sự quan tâm đồng cảm từ phía gia đình, đặc biệt là người chồng bên cạnh mình hay những mâu thuẫn trong gia đình
- Do lo lắng và hoài nghi về việc chăm con hay nói cách khác đó là chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ, dẫn tới việc stress trong việc chăm sóc con
- Do yếu tố di truyền khi trong gia đình đã từng có bố hoặc mẹ mắc bệnh trầm cảm
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Chị Hoàng Linh (25 tuổi tại Hoàng Mai, Hà Nội), một người mẹ trẻ bj bệnh trầm cảm sau sinh có tâm sự rằng: Sauk hi sinh con được hơn một tuần thì thời điểm trong một ngày chị bị rối loạn về mặt cảm xúc như lúc vui, lúc buồn mà không có một lí do cụ thể nào. Vào những thời điểm trong ngày có lúc chị lại rất dễ xúc động có thể rơi nước mắt ngay lập tức, đặc biệt khi con khóc nhẹ thì Chị có thể cáu giận tức thì mà không thể kiểm soát được, sau đó thì cảm thấy có lỗi với chính sự tức giận đó của mình. Chính vì những tâm trạng đó mà dẫn đến mối quan hệ với chồng , gia đình chồng làm trở nên căng thẳng hơn. Và chị không biết phải làm như thế nào nếu cứ kéo dài thì cuộc sống gia đình sẽ không hạnh phúc. Có thời điểm chị muốn kết thúc cuộc sống của mình
Qua lời tâm sự đó các mẹ chắc hẳn đã rút ra được những đặc trưng của căn bệnh trầm cảm khi ta để ý vào chính bản thân mình như sau:
- Thứ nhất đó là tâm trạng u buồn, ủ rủ kéo dài mà không rõ nguyên nhân;
- Nhìn nhận tất cả các vấn đề đều ở hướng tiêu cực;
- Chán tất cả mọi thứ, hay nói cách khác là không quan tâm gì tới sự việc xung quanh
- Tình trạng vô cảm, vô tâm tới chính người con của mình diễn ra trong một thời gian;
- Và cuối cùng là có ý định tự sát, kết thúc cuộc sống của mình
Bệnh trầm cảm sau sinh gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm
Nếu bạn đang gặp phải những biểu hiện ở trên chỉ diễn ra trong 1 tuần đầu rồi hết thì không có gì đáng lo ngại cả, đó có thể là do những biến đổi tâm lý sau sinh thông thường, tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài từ 2 tuần trở đi thì bạn cần được trị liệu sớm.
Điều trị trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng thì nguyên nhân từ tâm mà ra thì ta cần phòng ngừa và điều trị từ tâm. Tâm an ắt cuộc sống sẽ bình an vì vậy để phòng ngừa và trị liệu các chuyên gia tâm lý đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Nhờ sự giúp đỡ của người thân: Sự giúp đỡ của người thân đối với các mẹ là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Các mẹ cần chủ động chia sẻ những khó khăn trong việc chăm sóc con, những khó khăn trong suy nghĩ của mình gặp phải với những thành viên trong gia đình. Và cũng chính những người thân quanh mình sẽ giúp mình để ý những biểu hiện bất thường của mình, tác động giúp mình điều chỉnh những hành vi đó
- Chăm sóc và yêu chính bản thân mình: Bạn cần phải kiên nhẫn và phải tin tưởng rằng tình trạng bạn sẽ tốt hơn, và tránh tình trạng thức khuya mất ngủ trong một khoảng thời gian dài. Thời gian rảnh bạn hãy cho bản thân như nghe những bài hát mình yêu thích, đọc những cuốn sách về nuôi dạy con để có kiến thức, hay xem những bộ phim hài hước…Việc vận động nhẹ nhàng trong một ngày là cần thiết đối với bạn ví dụ: các bài tập yoga, hay việc đi bộ …
- Nhờ sự tư vấn, trị liệu tâm lý từ chuyên gia tâm lý: Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, mẹ đừng ngại trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm. Những lời khuyên, tư vấn của họ sẽ rất hữu ích vì ít nhiều họ đã có kinh nghiệm trải qua thời gian mang thai, sau sinh và chăm sóc em bé. Tham khảo thêm thông tin trên sách báo, internet để giảm bớt tâm lý lo lắng, hoang mang. Và việc chia sẻ với chuyên gia tâm lý để tháo gỡ những khó khăn về tâm lý là cần thiết và giúp ích. Bạn có thể tư vấn tâm lý mỗi tuần một lần hoặc hơn
- Sử dụng thuốc: Nếu bạn ở trong giai đoạn có ý nghĩ tự sát kéo dài thì nên đến cơ sở chuyên khoa tâm thần để được các bác sĩ kê đơn thuốc để cắt đứt mạch suy nghĩ tiêu cực đó của mình